Kế tiếpLùi lại

    VÌ SAO PHẢI TẨY TẾ BÀO CHẾT ?

    Trên cơ thể con người, ngoài hệ lông tóc và lớp móng sừng, duy chỉ làn da có khả năng tự tái tạo thay mới.

    Những tế bào già cỗi ở trên bề mặt da chết là nguyên nhân chính gây ra màu da tối sạm, thô sần, lỗ chân lông bị bít kín, dẫn đến tình trạng mụn đầu đen, mụn bọc… Chúng cần được thay thế bằng những tế bào mới hình thành từ lớp hạ bì.

    Tuy nhiên, làn da chỉ có khả năng tự tái tạo khi bạn còn xuân sắc. Kể từ khi bạn chạm ngưỡng 25, lớp sừng trên da sẽ xuất hiện ngày một nhiều làm tắc nghẽn nang lông, da bị xỉn màu và đứng trước nguy cơ lão hóa, không còn khả năng tự “sửa chữa”. Đó là lúc bạn cần đến các sản phẩm tẩy da chết.

    Cũng quan trọng như việc chống nắng, thanh tẩy tế bào chết là một bước không thể thiếu trong quy trình làm đẹp da, giúp quá trình tái tạo da nhanh hơn bằng các thao tác kết hợp với sản phẩm chuyên dụng loại bỏ tế bào chết, để có được làn da tươi mới, mịn màng. Sau bước tẩy da chết, làn da sẽ được kích thích tuần hoàn máu, tái tạo collagen, thúc đẩy sự đàn hồi. Da trở nên mịn màng, và quan trọng hơn cả là sạch sẽ, thông thoáng bởi đã được loại bỏ hết bụi bẩn, cặn bã, da khô hoặc dầu tích tụ.

    Chu trình tái tạo của da là 21 ngày, tức là sau 3 tuần, lượng tế bào biểu bì sẽ chết đi và bong tróc ra, để lớp tế bào mới bên dưới tiếp tục nhiệm vụ. Ngay khi lớp tế bào biểu bì này chưa kịp bong tróc, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ tranh thủ bu bám vào đấy và kết quả là da trông xỉn màu, lớp makeup bị sần sùi, không đẹp.

    Da gồm có 3 lớp: thượng bì, biểu bì và mô dưới da.

    Thượng bì: Lớp trên cùng của da, rất mỏng, khoảng 0.1 mm. Lớp này có chức năng bảo vệ, chống lại các vi sinh vật cũng như một số hóa chất bên ngoài xâm nhập vào. Từ dưới lên trên, lớp thượng bì bình thường có từ 4 đến 5 lớp, tùy theo khu vực.

    1. Lớp tế bào đáy
    2. Lớp tế bào gai
    3. Lớp tế bào hạt
    4. Lớp sừng hay lớp tế bào chết

    Thật ra để nhận biết những vùng da có nhiều tế bào chết không khó, chỉ cần thường xuyên để ý làn da là có thể nhận biết thôi. Những vùng da nhiều tế bào chết hay có dấu hiệu thâm, khô, sần sùi, bong tróc và da dày.

    Trên cơ thể chúng ta các vùng da đều khác nhau, những vùng tập trung nhiều tế bào chết là những vùng da thường xuyên va chạm, cọ xát dễ bị chai sần hoặc dày lên như: khủy tay, đầu gối, mắt cá chân, cổ chân, gót chân …

    Tẩy tế bào chết còn là một biện pháp nhằm lấy đi mụn đầu đen và bã nhờn tích tụ ở nang lông. Với các bạn da dầu, vùng chữ T luôn chứa một lượng dầu cực kỳ khủng. Nếu không được làm thông thoáng, nang lông sẽ bị bít tắc và gây mụn.

    Nếu các bạn đang dùng các sản phẩm se nhỏ lỗ chân lông mà không thấy hiệu quả, chứng tỏ nang lông của các bạn vẫn còn tích tụ khá nhiều bã nhờn và bụi bẩn. Khi nang lông vẫn còn chứa bã nhờn và bụi bẩn thì lỗ chân lông không thể nào nhỏ lại được, các bạn cần phải lấy nó ra khỏi nang lông để nang lông được thông thoáng. Vì vậy, tẩy tế bào chết chính là quá trình thúc đẩy sự thu nhỏ các lỗ chân lông.

    Tẩy tế bào chết có quan trọng không ? Bao lâu thì tẩy một lần ?

    Với những lý do trên thì tẩy tế bào chết đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho làn da đẹp rạng ngời.
    > Với da dầu: nên tẩy tế bào chết 2 lần/tuần.
    > Với da khô: 1 lần 1 tuần.

    Kế tiếpLùi lại